Mẹ bầu mắc cúm: Không thể chủ quan

Khi bạn mang thai, điều không mong muốn nhất chính là bị bệnh.

Cúm lợn là một bệnh mà bạn thực sự muốn tìm hiểu kỹ. Bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể gọi chúng là H1N1. Bạn có thể học cách ngăn ngừa chúng và làm giảm tác động của bệnh đến bạn và thai  thai 36 tuan.

Nếu bạn nhiễm H1N1 có thể không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Nhưng bệnh có thể kéo dài hơn lúc bạn mang thai, và dễ dẫn đến viêm phổi. Thay đổi hệ miễn dịch trong thai kỳ khiến bạn khó chống lại nhiễm trùng. Cúm lợn có thể dẫn đến chuyển dạ và sinh sớm, trường hợp hiếm có thể gây tổn hại đến thai 37 tuan.

Tiêm phòng cúm

Cách tốt nhất để bảo vệ bạn chống lại cúm lợn là tiêm phòng cúm mùa. Tiêm phòng khi bạn mang thai giúp bảo vệ thai nhi trước và sau khi sinh.

Hãy tiêm phòng cúm ngay khi vắc-xin được cung cấp ở khu vực của bạn. Nhưng ngay cả khi cuối mùa cúm, bạn vẫn nên chủng ngừa. Điều này được coi là an toàn tại mọi thời điểm của thai kỳ. Phụ nữ mang  thai 38 tuan không nên dùng vắc-xin dạng xịt.

Mẹ bầu mắc cúm H1N1: Đừng nghĩ bệnh thường - ảnh 1

Bạn nên tiêm phòng cúm trước hoặc trong khi mang thai để bảo vệ thai nhi

Tránh phơi nhiễm

Giống như tất cả các chủng cúm, cúm H1N1 có thể lây lan qua không khí khi ho hoặc hắt hơi hay tiếp xúc bề mặt, như bàn tay của ai đó sau khi họ hắt hơi vào nó. Đây là cách bạn bảo vệ cả hai mẹ con khỏi tất cả các bệnh nhiễm trùng.

– Rửa tay thường xuyên

– Đừng chạm vào mắt, mũi hoặc miệng cho đến khi tay bạn được rửa sạch

– Tránh ôm, hôn hoặc bắt tay với bất kỳ ai có vi-rút

– Chăm sóc sức khỏe: ngủ nhiều hơn và tập thể dục, uống nhiều nước và có chế độ ăn lành mạnh.

Nhận biết các triệu chứng

Triệu chứng cúm lợn giống như các cúm khác:

– Ho

– Đau họng

– Sốt

– Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi

– Đau đầu

– Ớn lạnh

– Đau nhức người

Bạn cũng có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn nghĩ bạn có thể bị cúm, hãy gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Họ có thể quyết định liệu bạn có nên dùng một trong các thuốc kháng vi-rút:

Mẹ bầu mắc cúm H1N1: Đừng nghĩ bệnh thường - ảnh 2

Bà bầu bị cúm phải đặc biệt lưu ý dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ

– Oseltamivir (Tamiflu)

– Zanamivir (Relenza)

Những loại thuốc này có thể giúp ngăn ngừa những vấn đề nghiêm trọng.

Bạn có thể dùng những thuốc này bất cứ lúc nào trong thời kỳ mang thai. Nếu phải chăm sóc hoặc sống với người bị cúm, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn dùng thuốc kháng vi-rút cho đến 2 tuần sau khi bạn sinh con.

Khi nào cần đến bệnh viện

Cần đến bệnh viện ngay nếu bạn:

– Khó thở hoặc rối loạn hô hấp

– Cảm thấy đột ngột chóng mặt hoặc lú lẫn

– Đau hoặc tức ngực

– Nôn liên tục hoặc dữ dội

– Sốt cao

– Cảm thấy thai nhi ít hoặc không chuyển động

Mẹ bầu mắc cúm H1N1: Đừng nghĩ bệnh thường - ảnh 3

Mẹ tự chăm sóc bản thân mình khỏe mạnh để bé cũng được khỏe mạnh

Giữ cho trẻ an toàn

Trẻ sơ sinh nhiễm cúm có nguy cơ bị những vấn đề nghiêm trọng cao hơn. Nếu bạn bị cúm khi chuyển dạ, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp để bảo vệ trẻ tránh bị nhiễm. Họ có thể khuyên bạn nên đeo khẩu trang y tế khi chuyển dạ và sinh đẻ.

Bạn có thể cần tránh tiếp xúc trực tiếp với trẻ – bao gồm việc cho bú và ngủ cùng phòng – cho tới khi bạn dùng thuốc kháng vi-rút trong vòng 48 giờ và các triệu chứng được cải thiện. Trong thời gian đó, bạn có thể bơm sữa ra bình, và một người khỏe mạnh có thể cho trẻ bú bình.

Cúm và việc nuôi con bằng sữa mẹ

Nếu bạn bị cúm sau khi sinh con, hãy cho bác sĩ biết điều này. Bạn có thể cần phải dừng cho trẻ bú cho tới khi được điều trị.

Sữa mẹ có các kháng thể giúp trẻ chống lại vi-rút. Bạn có thể uống thuốc trị cúmtrong thời gian cho con bú.

Bảo vệ trẻ sơ sinh bằng cách rửa sạch tay trước khi chạm vào trẻ. Đeo khẩu trang khi cho con bú. Không được ho hoặc hắt hơi vào phần khuỷu tay, nơi bạn nâng đầu trẻ khi cho con bú.