Khuynh hướng chọn môn thi tỷ lệ thuận với nguyện vọng của thí sinh

Đã hết thời hạn đăng ký dự thi THPT quốc gia, thí sinh đã hoàn tất việc lựa chọn môn thi; Đây phần nào cũng nói lên đích đến các trường ĐH, CĐ. Bên cạnh đó là thông tin diem thi 2015 tại đây.

Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia đã hoàn tất thủ tục đăng ký

Thí sinh tham dự Kỳ thi THPT quốc gia đã hoàn tất thủ tục đăng ký

Theo thống kê sơ bộ từ các địa phương cho thấy, nếu xét về môn thi tương ứng với khối thi thì việc chọn môn thi không có nhiều bất ngờ so với các mùa tuyển sinh trước đây. Cập nhật thông tin mang thai hữu ích tại đây.

Do năm nay có thêm Ngoại ngữ là môn thi bắt buộc nên số môn tự chọn giảm đi và Vật lý vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhìn vào tỷ lệ lựa chọn môn thi năm nay cho thấy vẫn là khối thi truyền thống A và A1 có số lượng áp đảo.

Sự lựa chọn khác biệt theo vùng, miền

Theo số liệu thống kê từ Sở GD&ĐT tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ thí sinh lựa chọn các môn thi THPT quốc gia năm nay thứ tự là Toán 95,5%, Văn 95,3%, Ngoại ngữ 78,1%, Địa lý 49,1%, Vật lý 40,6%, Hóa học 36,6%, Sinh học 21,6%, Lịch sử 11,2%.

Nhận định về tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi các môn, Giám đốc Sở GD&ĐT Hoàng Minh Quân cho rằng, tỷ lệ đăng ký như vậy phù hợp với nguyện vọng học tiếp lên ĐH, CĐ của học sinh Vĩnh Phúc các năm trước đây. Bên cạnh đó là thông tin tin tuc trong ngay.

Với một tỉnh người dân hiếu học và có phong trào giáo dục phát triển như Vĩnh Phúc, phần đông các em sẽ đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ.

“Để tạo điều kiện thuận lợi tốt nhất cho học sinh, các ban ngành của tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD&ĐT đã vào cuộc mạnh mẽ, mong muốn cuối cùng của chúng tôi là làm tất cả để học sinh làm bài đạt kết quả cao nhất” – Thầy Quân cho biết.

Còn ở Hà Nội, thống kê sơ bộ từ các trường THPT trên địa bàn thành phố thì, đặc biệt là ở những trường uy tín có thế mạnh về phân ban cơ bản A thì số HS chọn môn Vật lý chiếm đa số.

Thầy Nguyễn Quốc Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Quận Hoàn Kiếm) cho biết trường ông học sinh đăng ký môn Vật lý nhiều nhất, gần gấp đôi so với môn Hóa học.

Cũng như vậy, Trường THPT Lương Thế Vinh cũng có khoảng 70% HS chọn môn Vật lý, thứ tự các môn sau là Hóa học, Sinh học, Địa lý.

Trong khi ở Hà Nội thí sinh nghiêng về môn Vật lý, ít lựa chọn môn Lịch sử thì trái lại các tỉnh miền núi phía Bắc tỷ lệ thí sinh lựa chọn môn thi thiên về khoa học xã hội và nhân văn như Lịch sử, Địa lý lại rất cao.

Theo thống kê từ Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên, có tới trên 50% thí sinh chọn thi Lịch sử. Được biết năm nay toàn tỉnh Điện Biên có 6.214 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp là 2.871 em; 2.462 thí sinh dự thi với hai mục đích xét tốt nghiệp và xét tuyển vào ĐH, CĐ; 881 thí sinh chỉ thi để xét tuyển vào ĐH, CĐ.

Nhiều thí sinh chỉ đăng ký thi để xét tốt nghiệp

Tại Cao Bằng, năm 2015 toàn tỉnh có tổng số 5.998 thí sinh dự Kỳ thi THPT quốc gia thì trong đó có 2.939 thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp và 1.954 thí sinh dự thi với 2 mục đích và 1.105 thí sinh chỉ dự thi để tuyển sinh vào ĐH, CĐ.

Dựa vào hồ sơ thu của thí sinh cho thấy, tính đến đầu giờ sáng 5/5, có tới 4.369 trên tổng số 5.998 thí sinh Cao Bằng đăng ký thi môn Địa lý (gần 73%) tiếp đến là môn Lịch sử với khoảng trên 52% (3.160 thí sinh).

Trong khi đó, môn Vật lý chỉ có 1.151 thí sinh đăng ký (khoảng 19%); môn Hóa học: 1.532 thí sinh đăng ký (khoảng trên 25%); Sinh học: 2.093 thí sinh đăng ký (trên 34%). Thấp nhất là Ngoại ngữ, chỉ có 495 thí sinh đăng ký thi.

Số liệu thống kê của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho thấy có trên 12.000 thí sinh chỉ đăng ký dự thi để lấy kết quả tốt nghiệp (chiếm khoảng 37% số lượng thí sinh đăng ký dự thi).

Lý giải con số này, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thái Huy Vinh cho rằng số thí sinh tăng thêm so với dự kiến khoảng 2.000 hồ sơ là những thí sinh tự do, cũng thêm nguyên nhân nữa là thời gian qua các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tăng cường công tác hướng nghiệp ở các trường THPT nên nhiều học sinh đã quyết định chuyển sang học nghề thay vì thi tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Nhìn vào số liệu thống kê sơ bộ của các địa phương có thể thấy tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cũng phần nào phản ánh nguyện vọng của các em, phần đông thí sinh có nguyện vọng vào học ĐH, CĐ thì lựa chọn môn thi theo khối thi truyền thống, phổ biến là khối A, A1, nhưng cũng có những học sinh chỉ để xét tốt nghiệp THPT thì sẽ lựa chọn những môn thi thích hợp nhất cho mình.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia tuyển sinh 2015, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi các môn xã hội như Sử, Địa thấp hay cao cũng chưa hẳn nói lên điều gì vì thực tế đích đến sau cùng của các em là giảng đường đại học hay chỉ dừng ở việc tốt nghiêp.

Ví dự như môn Địa lý năm nay có nhiều thí sinh dự thi tốt nghiêp đăng ký vì các em được mang atlat vào phòng thi, cơ hội lấy điểm sẽ nhiều hơn.

Theo quy định của Bộ GD&ĐT, sau thời hạn nộp hồ sơ nếu thí sinh phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, phải thông báo kịp thời cho hiệu trưởng trường THPT hoặc thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung (trừ môn thi và cụm thi).

Đối với các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.