Cách làm kim chi Hàn Quốc ngon

cách làm kim chi hàn quốc: Chia sẻ các bước tự làm Kim Chi cải thảo theo phong cách Hàn Quốc cực ngon và cách bảo quản Kimchi đúng cách để không bị chua trong vòng 30 ngày. Kim chi Hàn Quốc thường được chế biến với lượng muối, ớt ít hơn, không hay dùng nước tương từ hải sản làm gia vị. Trong khi đó, một số vùng ở phía Nam Hàn Quốc, như Jeollado và Gyeongsang-do, lại cho rất nhiều muối, ớt tiêu đỏ và myeolchijeot hay mắm tôm. Thực tế thì có hàng trặm loại Kim chi, bài viết này sẽ hướng dẫn bạn làm các món Kim Chi Hàn Quốc cơ bản như: Kim chi cải thảo, Kim chi Củ Cải và dưa chuột (kimchi yeolmu)

Xem thêm cách làm dầu dừa

Cách làm Kim Chi Cải thảo ( Kim chi Hàn Quốc)

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu làm Kimchi

Như chúng tôi đã giới thiệu, Kimchi còn có tên khác là gimchi, kimchee hay kim chee, Đây là món ăn truyền thống phổ biến nhất tại Hàn Quốc. Có đến hàng trăm loại kim chi khác nhau, nhưng sử dụng rau là nguyên liệu làm Kim Chi chủ yếu như rau cải thảo, củ cải, hành và dưa chuột. Ngoài ra, người Hàn Quốc còn chế biến nhiều món ăn truyền thống từ kimchi như canh kimchi, cơm chiên kimchi. Để làm Kim Chi cải thảo đúng chất Hàn Quốc, bạn cần chuẩn bị cho mình những nguyên liệu sau đây:

  • Cải thảo: 3-4 cây cải thảo cỡ trung bình, 120g muối tinh
  • Nước sốt: 500ml nước; 30g bột gạo (bột gạo nếp); 30g đường trắng hoặc nâu
  • Rau củ muối kèm: 400g củ cải bào sợi; 200g cà rốt bào sợi; 7-8 cây hành lá, cắt khúc; 100g hẹ xắt khúc
  • Gia vị:  24 tép tỏi, băm nhỏ; 10g gừng, băm nhỏ; 1 củ hành tây vừa, băm nhỏ; 100ml nước mắm; 50g chén muối tôm; 200g bột ớt dạng mảnh của Hàn Quốc (loại bốt ớt đỏ nhưng ít cay hơn)

Ngoài những gia vị trên, bạn cũng có thể chuẩn bị thêm ớt tiêu đỏ để tạo vị cay nồng cho nhiều loạiKimchi Hàn Quốc. Để tạo nên hương vị khác nhau cho kimchi như ngọt, chua và màu sắc như màu trắng, cam…

Bước 2: Sơ chế và muối Cải thảo

Mỗi cây cải thảo cắt làm đôi. Mỗi nửa cây cải thảo thì cắt một đoạn ngắn để tách làm hai nhưng chưa tách rời hoàn toàn.

Cách làm Kim Chi Hàn Quốc

Ngâm cải thảo vào một chậu nước lớn để cải thảo ướt. Rắc muối và giữa các lá cải thảo, phần dưới thân thì rắc nhiều muối hơn. Rắc xong thì nâng lá đó lên và tiếp tục rắc muối vào các kẽ lá còn lại. Để lá cải thảo như vậy trong 2 giờ. Cứ 30 phút lại lật cải thảo để cây cải thảo ngấm muối đều nhau. Bạn có thể múc ít nước mặn bên dưới đáy rưới lên trên bề mặt cải thảo.

Có thể bạn quan tâm cách nấu bún bò huế

Cách làm Kimchi Hàn Quốc ( Kim chi Cải Thảo)

Bước 3: Làm gia vị để ướp Kimchi

Kimchi của miền Bắc Hàn Quốc thường được chế biến với lượng muối, ớt ít hơn, không hay dùng nước tương từ hải sản làm gia vị. Trong khi đó, một số vùng ở phía Nam Hàn Quốc, như Jeollado và Gyeongsang-do, lại cho rất nhiều muối, ớt tiêu đỏ và myeolchijeot hay mắm tôm.

– Cho nước và bột gạo vào hòa với nhau trong một nồi nhỏ. Sau đó đun trên ngọn lửa vừa khoảng 10 phút cho đến khi sôi, vừa đun vừa khuấy bằng thìa gỗ hoặc đũa. Thêm đường, nấu thêm hơn 1 phút, khuấy đều. Tắt bếp, để nguội.

Cách làm gia vị để ướp Kim chi

Pha chế gia vị để làm KimChi

Bước 4: Thực hiện Ướp Kimchi & Cách bảo quản Kim chi đúng cách

Hướng dẫn chế biến Kim chi cải thảo

Cách bảo quản Kim Chi Cải Thảo

Cách bảo quản Kim Chi cải thảo để không bị chua và sử dụng được tới 30 ngày:

Đậy khay kim chi lại, để ở nhiệt độ phòng từ 1,5-3 ngày cho lên men, thời gian tùy thuộc vào độ ấm của căn phòng. Khi kim chi đã lên men và ăn được, cho vào trong tủ lạnh để bảo quản nhé! Kim chi để như vậy có thể giữ được trong 1 tháng.

Trên đây là bài viết hướng dẫn cách làm Kim Chi Hàn Quốc được thực hiện bởi chuyên mục Món ngon mỗi ngày của Kenhgiaitri.vn. Hy vọng các bước hướng dẫn cách làm kim chi hàn quốc phá trên sẽ giúp ích chị em nội trợ làm kim chi cải thảo ngon nhất và quan trọng là không cần phải mua mà tự tay mình làm được món ăn có vị cay nồng, thích hợp ăn với các món nướng, hoặc các món có nhiều dầu mỡ. Với công thức làm kim chi Hàn Quốc truyền thống hay cách làm kim chi Việt Nam, mà mình đã trình bày sẽ làm cho chị em hiễu rõ và thực hiện một cách đơn giản nhất có thể. Và mình xin kết thúc bài viết Cách làm kim chi cải thảo Hàn Quốc và Việt Nam ngon nhất. Chúc các bạn thành công.

Tag món ngon: kim chi, cách làm kim chi, cách làm kim chi hàn quốc, cách bảo quản kim chi, chia sẻ cách làm kim chi, Kimchi, Kimchi Hàn Quốc, cách làm Kimchi Hàn Quốc

Kimchi Hàn Quốc: Không chỉ là món ăn, mà còn là Văn Hoá

Người Hàn Quốc có một niềm tự hào vô cùng với món kim chi truyền thống. Hàn Quốc được biết đến với tên gọi “xứ sở kim chi” bởi đây không chỉ là món ăn truyền thống xuất hiện trong mỗi bữa ăn mà còn được xem như “quốc bảo”, biểu trưng cho nét văn hóa ẩm thực, giao tiếp lâu đời, góp phần quảng bá hình ảnh Hàn Quốc ra thế giới.

Kim chi trong tiếng Triều Tiên là “chimchea”, nghĩa là “rau củ ngâm”, để mô tả cách thức chế biến bằng cách lên men các loại rau củ, chủ yếu là cải thảo, cùng tỏi ớt. Một số nguồn gốc cho rằng kim chi đã xuất hiện từ khoảng 2.600 – 3.000 năm trước. Trong đó, văn bản xa xưa nhất nhắc đến kim chi là cuốn Kinh Thi, một cuốn sách tổng hợp các bài thơ ca vô danh của Trung Quốc ra đời vào thời Xuân Thu.

Hàn Quốc vốn nổi tiếng với mùa đông khắc nghiệt, kéo dài. Không một loại cây nào có thể phát triển được vào mùa này, do đó, người Hàn Quốc từ xưa đã phải tính đến chuyện dự trữ thức ăn, đặc biệt là các loại rau cung cấp nhiều vitamin. Ban đầu người ta tìm ra phương pháp bảo quản rau củ bằng cách làm khô với củ cải, củ sâm, các loại lá, hoặc ướp với tương đậu, tương ớt.

Để có công thức chế biến món kim chi hoàn chỉnh như ngày nay là cả một quá trình lịch sử lâu dài. Có ý kiến cho rằng vào thời kỳ đồ đá mới, người Hàn xưa đã biết tạo ra món kim chi cơ bản đầu tiên bằng cách ướp rau với muối. Đến thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, người ta đã cho thêm các gia vị khác như: hành, tỏi, gừng… Sang thời sơ kỳ Triều Tiên, người dân đã biết dùng nước mắm thay muối để làm kim chi. Và sau cuộc chiến giữa Triều Tiên và Nhật Bản (1592), ớt đã được du nhập vào, từ đó, kim chi đã có mùi vị giống như món kim chi ngày nay.

Món kim chi ngon truyền thống cần có sự kết hợp giữa cải thảo (mọc trên mặt đất, biểu thị tính dương) và củ cải (mọc trong lòng đất, biểu thị tính âm).

Thành phần chính của kim chi có sự thay đổi tùy theo phong cách vùng miền hay gia truyền. Ví dụ như kim chi Kkakdugi dùng củ cải thay cho cải thảo, trong khi kim chi Oisobaegi làm từ dưa chuột, một loại khác là Kkaennip thì có nguyên liệu là lá Kkaennip (một loại lá tương tự tía tô). Một số loại khác còn có thêm hải sản. Đến nay Bảo tàng kim chi ở Seoul (ra đời năm 1986, chuyên nghiên cứu về văn hóa, lịch sử của kim chi nhằm phát triển hình ảnh của món ăn này trên toàn thế giới), đã ghi nhận có tổng cộng 187 loại kim chi từ xưa đến nay.

Ngoài việc được sử dụng để làm món ăn trong các bữa ăn hàng ngày, kim chi còn là một nguyên liệu để chế biến một số món ăn khác của Hàn Quốc như: Kim chi nấu với thịt lợn kèm với một số gia vị khác mà Hàn Quốc gọi là kim chi Chige; hoặc người Hàn Quốc băm nhỏ kim chi trộn với bột mì và cho thêm hải sản (mực, tôm) rồi mang rán thành bánh gọi là kim chi Puchimge. Một điểm đặc biệt là khi dùng để làm nguyên liệu chế biến món ăn thì kim chi phải chua hơn.