Manchester United: Tìm lại chính mình

Dưới triều đại Sir Alex Ferguson, Manchester United đã trở thành CLB vĩ đại nhất nước Anh và là đội bóng đá hàng đầu thế giới. Với vô số các danh hiệu lớn nhỏ, phòng truyền thống của Quỷ Đỏ là niềm mơ ước của nhiều đội bóng. Đó là lý do sân Old Trafford được gắn với biệt danh: “Nhà hát của những giấc mơ”.

Old Trafford – Nhà hát của những giấc mơ. Ảnh: Internet

Nhưng theo bongdaso ở bối cảnh hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng sân nhà của MU không còn phù hợp với biệt danh hào nhoáng ấy nữa.

Trong suốt thời kỳ dài dưới triều đại của Sir Alex Ferguson, Old Trafford là thánh địa của MU, nơi mà bất kỳ đội bóng nào cũng rất ngại tới đây làm khách. “Nhà hát của những giấc mơ” vì thế còn là đoạn kết của những kẻ thích mơ mộng.

Sau khi Nhà cầm quân vĩ đại người Scotland nghỉ hưu, rất nhiều tượng đài ở “Nhà hát” đã bị “dỡ bỏ” và Old Trafford ngày càng trở nên tầm thường trong mắt nhiều đội bóng khi họ hành quân tới đây. Vị thế của Man.United vì thế cũng sa sút nghiêm trọng. Nhiều ý kiến cho rằng sân nhà của MU không còn phù hợp với biệt danh hào nhoáng ngày nào.

Không khó để nhận ra sự thay đổi lớn trong chính sách chuyển nhượng của Manchester United ở ket qua bong da truc tuyen mùa giải 2014 – 2015. Cùng với sự có mặt của HLV Van Gaaldanh tiếng thì hàng loạt những tên tuổi đã cập bến Old Trafford mà trong đó có những cầu thủ được liệt vào hàng siêu sao như Di Maria, Falcao hay trước đó là Mata.

Sự xuất hiện của những gương mặt sáng giá này phần nào khiến cho người hâm mộ MU cảm thấy phấn khởi thậm chí có phần háo hức. Người hâm mộ Quỷ Đỏ vì thế không khỏi hy vọng vào một sự phục hưng mạnh mẽ của “Nhà hát”.

Nhưng có một sự thật không thể phủ nhận. Những siêu sao này đến với Quỷ Đỏ không hẳn vì họ muốn thi đấu cho đội chủ sân Old Trafford. Mata không được trọng dụng dưới thời Mourinho ở Chelsea. Falcao không tin tưởng tương lai của Monaco khi đội bóng xứ Công Quốc không còn được tỷ phú người Nga Dmitry Rybolovlev rót tiền đầu tư và bản thân ngôi sao người Colombia khi đó cũng đang chấn thương khá nặng. Trong khi đó, Di Maria “đành phải” đến MU khi việc chuyển tới PSG bị đổ bể vào phút chót.

Trong lich thi dau bong da hom nay kỳ chuyển nhượng mùa đông vừa qua, Man.United đã liên hệ với một loạt ngôi sao: Hummels, Bale, Cavani,… nhưng kết quả cuối cùng “Nhà hát” chưa thể chào đón bất kỳ ai trong số họ hay chí ít là một thỏa thuận cho kỳ chuyển nhượng mùa hè.

Không phủ nhận yếu tố lương bổng là một trong những lý do dẫn tới quyết định lựa chọn CLB của các cầu thủ nhưng đó không phải là điều chi phối duy nhất. Tân binh của Chelsea Cuadrado đã lựa chọn Stamford Bridge thay vì tới Old Trafford mặc dù nếu khoác áo MU, lương của anh cũng không hề ít hơn.

Một trường hợp nữa: Marco Reus. Anh đã từ chối gia nhập “Dải ngân hà” Real Madrid, thậm chí cố tình không nghe điện thoại của Van Gaal để ở lại Dortmund cùng đồng đội chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn của CLB. Gareth Bale cũng thẳng thừng từ chối MU mặc dù anh đang không được lòng các đồng đội ở Bernabeu. Rõ ràng là, lòng trung thành cùng sự cân nhắc tương lai là những yếu tố mà mỗi cầu thủ cần quan tâm tới khi quyết định điểm đến của mình.

Vấn đề ở đây chính là, gắn bó với CLB nào thì tốt hơn. Mặc dù không hề dễ chịu nhưng có lẽ các Manucians cũng cần phải thừa nhận sự yếm thế của “Nhà Hát” khi đặt bên cạnh những Etihad, Stamford Brigde, Noucamp, Bernabeu hay Allianz Arena.

Tại sao sức hút của Old Trafford lại suy giảm như vậy?

– Thứ nhất: Thành tích của Man.United

Không cần phải nói quá nhiều về tình hình của MU hiện tại. Dưới thời Sir Alex Ferguson, trước mỗi mùa giải mới, mục tiêu duy nhất của Quỷ Đỏ tại Premier League không gì khác: Vô địch. Còn ở thời điểm hiện tại, top 4 có vẻ như vẫn còn quá chênh vênh đối với đội chủ sân Old Trafford.

Điều này rõ ràng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức hút của CLB. Giờ đây, các ngôi sao hàng đầu khi hướng về giải Ngoại hạng Anh, cái tên MU đã không còn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu nữa. Chelsea, Man.City mới là những điểm đặt chân thực sự có tương lai trong suy nghĩ của họ.

– Lý do thứ hai cũng rất đáng quan tâm: Khả năng thành công của các cầu thủ khi khoác áo Man.United.

Có một thực tế rất không ổn ở MU khi nhìn vào vấn đề chuyển nhượng của họ trong khoảng 5 năm gần đây. Tìm mỏi mắt mới thấy 2 bản hợp đồng thành công. Người thứ nhất là Persie. Người thứ hai: David De Gea.

Trong thời gian gần đây, có thể thấy sự thành công của các ngôi sao khi cập bến Old Trafford đang thực sự trở thành một vấn đề nan giải. Những trường hợp của Kagawa, Mata, Fellaini, Herrera, Luke Shaw hay Falcao là điển hình. Tất cả những cầu thủ này đều rất sáng giá trước khi khoác áo MU nhưng tại Old Trafford, phong độ của họ đã suy giảm nghiêm trọng.

Mới đây theo tiết lộ của báo chí, Di Maria – người có khởi đầu như mơ tại “Nhà Hát” nhưng đang sa sút phong độ – đã bày tỏ sự hối hận khi đến với Man.United. Khả năng thành công của các ngôi sao khi cập bến Old Trafford có thể là một trong những lý do làm sức hút của “Nhà hát” suy giảm.

Khả năng thành công thấp của các ngôi sao tại MU. Ảnh Internet

– Lý do thứ ba: Sự xuống cấp của hệ thống phát triển tài năng trẻ.

Trong quá khứ, lò đào tạo Man.United được xem là tốt bậc nhất nước Anh. “Thế hệ vàng 92” với những hảo thủ trứ danh: Beckham, Scholes, Giggs, anh em nhà Neville là minh chứng thuyết phục nhất. Chính họ đã tạo nên giai đoạn hoàng kim của Quỷ Đỏ và đó đều là những sản phẩm “cây nhà lá vườn” của họ.

Nhưng tất cả đã chỉ còn là quá khứ. Mặc dù vẫn giới thiệu được những gương mặt rất triển vọng nhưng có một sự thực đáng buồn ở MU: Tài năng của họ lại không thể tỏa sáng nơi “Nhà Hát”. Người hâm mộ Quỷ Đỏ chắc chắn đã không khỏi nuối tiếc khi một loạt những tài năng của lò đào tạo MU không được đội nhà sử dụng, bị “đẩy ra đường” không thương tiếc để rồi tỏa sáng rực rỡ ở những đội bóng khác. Ryan Shawcross, Gerard Pique, Giuseppe Rossi, Paul Pogba là những trường hợp như vậy.

Và mới đây nhất, việc tài năng đầy triển vọng Andreas Pereira từ chối gia hạn hợp đồng với MU để được ra đi đã thực sự là một cảnh báo trong vấn đề đào tạo và phát triển tài năng trẻ ở Man.United.

Bên cạnh đó, những “sản phẩm mới” được MU giới thiệu trong mùa giải năm nay như: Mc Nair, Blackett, Wilson đã không thể hiện được nhiều điều trên “sân khấu” lớn Premier League.

Hiện tại trong đội hình của “Red Devils” Adnan Januzaj đang được giới chuyên môn đánh giá có triển vọng hàng đầu. Tuy nhiên có vẻ tài năng người Bỉ đã không có nhiều bước tiến trong mùa giải năm nay. Viễn cảnh từ biệt Old Trafford đang hiển hiện đối với anh.

Người ta thường nói “đất lành chim đậu”. Khi Old Trafford không còn là nơi có thể phát huy tốt nhất tài năng của mọi cầu thủ thì rõ ràng, sức hút của Man.United đã suy giảm trông thấy.

Thế nhưng, có lẽ chính việc thay đổi chiến lược phát triển CLB mới là lý do quan trọng nhất khiến Nhà Hát ngày càng “mất giá”.

Sự ổn định là vấn đề quan trọng nhất của mọi đội bóng. Dưới thời Sir Alex, điều này luôn được đảm bảo gần như tuyệt đối. Đội hình M.U khi đó không phải là một tập hợp theo kiểu “dải ngân hà” nhưng họ vẫn có những siêu sao đẳng cấp ở mỗi tuyến. Một đội hình đồng đều, ổn định trong nhiều năm đã tạo nên sự gắn kết bền chặt của đội bóng cả trong và ngoài sân cỏ, đây chính là yếu tố chủ chốt làm nên thành công của M.U.

Việc bổ sung vào đội hình của M.U trước đây không bao giờ được thực hiện một cách ồ ạt. Họ bổ sung dần dần qua từng năm. Điều này tạo nên sự kế thừa cần thiết đối với một đội bóng. Những sự bổ sung ấy cũng rất hợp lý (xét cả về vị trí, giá cả và hiệu quả của mỗi bản hợp đồng) mà C.Ronaldo, N.Vidic, P.Evra, Van der Sar… là những ví dụ điển hình. Cách làm này còn tránh những rủi ro theo kiểu hàng hớ. Nói chung, đó là chiến lược phát triển mà truyền thống của CLB là yếu tố tối quan trọng.

Có thể thấy trong quá khứ, việc không có quá nhiều những “bom tấn” trong đội hình cũng không ảnh hưởng nhiều đến thành công của MU và Old Trafford vẫn luôn rất có giá trong mắt các ngôi sao hàng đầu chính bởi điều này.

Nhưng hiện tại lại hoàn toàn khác. Louis Van Gaal tới và ông đã không giấu giếm ý định xây dựng Man.United theo đúng nghĩa một “dải ngân hà”. Mùa hè năm ngoái đã chứng kiến một sự “đổ bộ” thực sự của hàng loạt “bom tấn” xuống Old Trafford. Số tiền M.U chi cho những bản hợp đồng này lên tới 180 triệu Euro và hệ quả của nó là một đội hình đắt tiền hàng đầu Premier League và thế giới.

Với sự đầu tư ấy, nếu như MU đang độc chiếm vị trí số 1 tại Premier League thì có lẽ mọi chuyện đã tốt đẹp. Nhưng trớ trêu thay, số tiền bỏ ra không tỷ lệ thuận với hiệu quả thu về. Đội hình thi đấu chưa ăn ý, bế tắc trong tấn công và mong manh trong phòng thủ. Vị trí thứ 4 (có thể mất bất cứ lúc nào) rõ ràng không phải là điều các Manucians mong đợi.

Và điều mà chẳng ai hâm mộ MU mong muốn: “Nhà hát” đang ngày càng “mất giá” bởi chính cách làm của những ông chủ đội bóng. Cách làm đi ngược hoàn toàn với giá trị truyền thống của CLB.

Cách đây 57 năm, thời khắc đen tối nhất của Man.United đã xảy ra với thảm họa Munich. Vụ tai nạn máy bay năm ấy đã cướp đi những tinh hoa của Quỷ Đỏ. Nhưng Red Devils vẫn đứng dậy và ngày càng trở nên mạnh mẽ. “Nhà hát của những giấc mơ” vì thế không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa chắp cánh cho những khao khát vươn tới đỉnh cao mà đó còn là nơi thắp sáng lại những ước mơ từ đống tro tàn. Đó chính là giá trị thực sự của Old Trafford.

Tags:,