Uber, Airbnb đang rất phổ biến trên khắp thế giới

Hoạt động giống như Uber, Airbnb là một dịch vụ chia sẻ phòng ở đang rất phổ biến trên khắp thế giới. Mặc dù chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam nhưng các khách hàng của dịch vụ này đang cảm thấy có nhiều tiện ích hơn các dịch vụ về phòng khác.

Airbnb: Đối thủ “nặng ký” của dịch vụ phòng Việt Nam

Ảnh minh họa.

Giống như Uber là dịch vụ đi nhờ xe thì Airbnb là một dịch vụ ở nhờ đúng nghĩa. Người dùng sẽ chia làm 2 nhóm, người có chỗ ở và muốn chia sẻ với người khác và người có nhu cầu tìm kiếm chỗ nghỉ.

Người có nhu cầu tìm chỗ ở sẽ sử dụng một tài khoản cá nhân với thông tin về số điện thoại của mình, sử dụng thẻ thanh toán của mình để chọn một chỗ ở mình thích và đặt phòng.

Bên cạnh đó cả người ở và chủ nhà đều có thể đánh giá lẫn nhau qua đó người có nhu cầu ở sẽ dễ dàng có được các thông tin tham khảo về nơi mình sắp thuê.

>>> Xem thêm thuê vps tại đây!

Gọi vốn bằng cách bán ngũ cốc

Tháng 10/2007, 2 founder đầu tiên của dịch vụ này là Brian Chesky và Joe Gebbia đã giới thiệu mô hình ban đầu của dịch vụ AirBed & Breakfast trong hộ nghị thiết kế công nghiệp tại San Francisco.

Mô hình này ban đầu chỉ cung cấp dịch vụ phòng nghỉ ngắn ngày và bữa sáng cho những người không tìm được khách sạn. Trong lần đầu tiên hoạt động, dịch vụ này đã có 3 khách hàng đầu tiên và ở ngay chính phòng khách tại nhà 2 founder. Tới 2008, thêm một nhà sáng lập nữa gia nhập dự án. Khi đó, dịch vụ tập trung vào những nơi khó tìm chỗ ở như tại các sự kiện lớn.

Trang web dịch vụ khi đó có tên miền khá dài. Để có vốn, họ đã nghĩ ra cách tạo ra loại ngũ cốc có tên “Obama O’s” và “Cap’n McCains” có giá 40 USD mỗi hộp. Sau 2 tháng bán khoảng 800 hộp, dự án đã thu về số tiền 30.000 USD.

Từ 2009 khi dịch vụ được rút gọn tên thành Airbnb như ngày nay, việc làm ăn của startup này luôn phát triển. Các dạng phòng nghỉ được mở rộng sang cả nhà trên cây, lều, lâu đài, du thuyền…

Airbnb: Đối thủ “nặng ký” của dịch vụ phòng Việt Nam

Giao diện của Airbnb khá đơn giản

Khi nói đến các startup thành công nhất trên thế giới, ngoài Uber, Airbnb cũng là cái tên được nhắc đến rất nhiều. Tính đến cuối năm 2015, startup này đã được định giá hơn 25 tỷ USD và đến nay dịch vụ này đã có 1,5 triệu phòng ở 34.000 thành phố tại 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Chưa phổ biến nhưng là đối thủ mới cho các dịch vụ phòng

Về cơ bản đây là một dịch vụ cho ở nhờ giống như đi nhờ của Uber. Do đó khách hàng sẽ có vô số lựa chọn từ phòng ngủ thừa tại 1 gia đình cho đến những căn biệt thự cao cấp. Đối với việc ở nhờ nhà người khác, sẽ không tránh khỏi các bất tiện khi sinh hoạt chung với chủ nhà nhưng nếu các vấn đề này có thể bỏ qua, đây lại trở thành cơ hội tuyệt vời để khách du lịch trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.

>>> Xem thêm mua hosting tại đây!

Airbnb: Đối thủ “nặng ký” của dịch vụ phòng Việt Nam

Mặc dù chưa hỗ trợ tiếng Việt nhưng đã có mức giá phòng bằng tiền Việt Nam

Khi hoạt động tại Việt Nam, cũng như Uber có các tài xế chuyên nghiệp thì Airbnb cũng có các khách sạn tham gia.

Hiện nay, nguyên tắc thanh toán của Airbnb đó là khi chủ nhà chấp nhận lịch đặt phòng của khách thì số tiền khách phải trả sẽ được Airbnb giữ lại. Sau khi việc lưu trú kết thúc và không có vấn đề gì giữa 2 bên, dịch vụ sẽ tiến hành thanh toán số tiền này cho chủ nhà.

Do vậy các khách sạn tại Việt Nam khi tham gia Airbnb thường chỉ đăng lên mức giá cho dịch vụ phòng cơ bản. Du khách muốn sử dụng thêm các dịch vụ nào thường được thỏa thuận sẽ thanh toán ngay cho khách sạn ngay khi trả phòng. Và bảng giá này không hiển thị trong ứng dụng.

Nếu so sánh với các dịch vụ đặt phòng trực tuyến trong nước có thể thấy, mức phí mà Airbnb thu không quá cao so với các dịch vụ khác. Trong khi đó các dịch vụ này chủ yếu hoạt động trong nước theo mô hình cung cấp giá, thông tin dịch vụ của các khách sạn và cung cấp công cụ về thanh toán điện tử chứ không đảm bảo cho khách hàng về dịch vụ được cam kết.

Nhưng trên thế giới đã không ít trường hợp khách hàng hoàn toàn không hài lòng vì phòng họ thuê ở qua Airbnb. Tất cả chỉ nằm trong các vấn đề phát sinh giữa chủ nhà và khách hàng. Còn đối với các khách sạn, đây lại là một lựa chọn rất phù hợp.

Dù chưa phổ biến hiện tại nhưng trong tương lai, đây sẽ trở thành đối thủ lớn của các website đặt phòng trong nước nhờ lượng khách quốc tế từ dịch vụ này sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tags:,