Tình yêu thầy trò dùng vội quy tội

Nếu nói vì điểm số, thiếu công bằng mà thầy không được phép có tình cảm với học trò thì việc này hết sức vô lý.

Sự việc trường Cao đẳng nghề Việt Mỹ, TP.HCM gây xôn xao dư luận bởi lệnh cấm thầy yêu sinh viên để tránh việc gian lận, công bằng trong thi cử, điểm số. Trước ý kiến của nhà trường, rất nhiều ý kiến của người dân, chuyên gia đã vào cuộc để làm rõ tính đúng sai, nên hay không của quy định diem chuan này.

Không hiểu tự bao giờ, ý nghĩ thầy yêu trò, sinh viên yêu thầy chỉ vì điểm số, nâng thành tích học tập đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Nên mỗi khi nhắc đến câu chuyện thầy A yêu học sinh B là y như rằng sẽ nghĩ ngay đến việc lại “đổi tình lấy điểm” thôi.

Nếu quả thực đổi tình lấy điểm tại sao một ông thầy hơn sinh viên của mình 11 tuổi đã quyết định theo đuổi và giờ cả hai đã có nhau một mặt con rất hạnh phúc. Chuyện tình chênh lệch 11 tuổi “Thầy ơi, em yêu anh” của thầy giáo Nguyễn Hữu Thanh (1982) ở miền Tây với cô học trò Diễm Châu (sinh năm 1993) khiến nhiều người ngưỡng mộ.

Thầy giáo trẻ từng phải thốt lên vì hạnh phúc: “Cảm ơn em đã dũng cảm bước lên những rào cản cuộc đời để yêu ông giáo nghèo như tôi”.

Họ gặp và yêu nhau từ giảng đường. Chuyện tình trong “mơ” của thầy trò Hữu Thanh – Diễm Châu khiến ai trong trường THPT Nguyễn Du, TP HCM cũng phải ngưỡng mộ.

Vượt qua mọi rào cản, điều tiếng của mọi người, họ đã tìm hiểu và yêu nhau và kết thúc là một đám cưới hạnh phúc như mơ.

Câu chuyện tình yêu của thầy Nguyễn Việt Dũng (1979) và cô sinh viên Nguyễn Thị Ngọc (1989) Hải Dương cũng khiến nhiều người phát ghen vì hạnh phúc và lãng mạn của họ.

Một người thầy học rộng, tài cao, từng có bằng thạc sĩ ở Luxembourg, trở về dạy tiếng Anh tại trường Cao Đẳng Du Lịch Hà Nội vô tình rơi vào lưới tình của cô sinh viên Ngọc. Lúc đó Ngọc còn là sinh viên năm nhất, hồn nhiên, xinh xắn.

Lần đầu tiên dạy ở lớp Ngọc, Dũng vô cùng ấn tượng với đôi mắt buồn đẹp long lanh của cô học trò xinh xắn. Không hiểu sao, ngay từ những ngày đầu tiên, Dũng luôn có cảm giác cô gái ấy chính là người sẽ đồng hành cùng mình trong cuộc sống sau này.

Tuy nhiên, do môi trường sư phạm đã tạo ra khoảng cách về tuổi tác, giới hạn nên người thầy phải giấu nhẹm tình cảm vào trong, sự quan tâm chỉ dừng lại ở những lần kiểm tra bài vở với tư cách giáo viên mà thôi.

Nhưng vì cái duyên đã gắn với nhau, 2 năm sau cô sinh viên Ngọc ra trường, tiếp tục học hệ đại học ở trường Thương Mại. Chính lúc này là cơ hội cho thầy giáo trẻ Dũng được bày tỏ tình cảm của mình.

Sau đó câu chuyện mối lái, dần già cả hai cảm thấy những câu chuyện thực sự hợp, họ cần nhau không thể tách dời. Họ nhận ra đối phương chính là tình yêu đích thực của đời mình.

Và còn rất nhiều chuyện tình yêu đẹp, lãng mạn như trong truyện cổ tích giữa thầy và trò. Đọc những câu chuyện, điều chúng ta rút ra được sau đó là tình yêu thì đâu có khoảng cách và có thể cấm đoán được.

Cái gì đã thuộc về tình cảm thì làm sao đong đếm, ngăn cản. Thực tình nếu dùng từ cấm yêu thầy trò trong trường học nghe thật nặng nề.

Tiến sĩ Vũ Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư Phạm Hà Nội cho hay: “Quyền được yêu của con người tại sao lại cấm. Tình yêu thì đâu có xấu, sao nhà trường sợ tiêu cực. Ngoài tình cảm nam nữ, giữa thầy và trò còn có sự thần tượng, ngưỡng mộ. Trò muốn thầy cô để ý đến mình sẽ nỗ lực học tập tốt hơn”.

Thực tế, tình cảm của sinh viên với thầy đôi khi nó là sự ngưỡng mộ, thần tượng thầy của mình. Thầy là người truyền tri thức cho học trò. Chính vì thế, đối với người thầy của mình, học sinh luôn tôn trọng, dành sự yêu thương.

Nếu chỉ nghĩ đơn thuần cứ thầy có tình cảm với trò là tình yêu và vì điểm số thì quá vô lý. Thực tế có nhiều sinh viên thích thầy giáo nhưng không hề nhận được sự hỗ trợ, hay nâng điểm của thầy. Tại sao không nghĩ đến tình huống đó?

Nhiều người cũng đặt câu hỏi, phải chăng quy định cấm là việc học đòi nước ngoài. Liệu có nên đánh đồng ta với tây?

Cũng theo TS Vũ Thu Hương, trường CĐ Nghề Việt Mỹ, TP HCM không nên đưa ra lệnh cấm gây nhiều tranh cãi như vậy.

Theo Tiến sĩ, chắc gì ngăn cấm tình cảm thầy trò đã đem lại hiệu quả, thậm chí có khi lại thành dở. Bởi khi tình yêu đã bị coi là hình thức phạm luật, thì sẽ bị biến thành thứ xấu. Có vẻ mọi người đang chưa phân biệt rạch ròi: Tình yêu và tình dục, tình cảm và những toan tính.

Nhìn vào quy định, ai cũng có thể khẳng định thực chất việc cấm đoán này là không giá trị. Bởi nếu sinh viên không toan tính bày tỏ tình yêu với thầy thì sẽ bày tỏ bằng tiền hoặc thứ khác còn đáng sợ hơn.

Thực tế, việc quy định cấm này là hoàn toàn không thể. Vấn đề là ở người thầy phải giữ vững bản lĩnh, rõ ràng giữa việc công và tình cảm mà vẫn biết vị trí, vai trò, đạo đức nghề nghiệp của mình.