Tìm hiểu về tiêm phòng cho bà bầu

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cho bà bầu còn cần chú ý nữa là việc tiêm phòng.  Uốn ván là một bệnh gây ra do trực khuẩn Clostridium tetani xâm nhập và tiết lượng độc tố lớn lên hệ thần kinh. Trong điều kiện mô hoại tử có từ những vết thương bị nhiễm bẩn hoặc trong dây rốn sau cuộc sinh nở không được vệ sinh sạch sẽ, trực khuẩn này sẽ sinh sôi và phát triển. Thông thường, uốn ván có thời gian ủ bệnh khoảng từ 7 đến 10 ngày.

Khi hệ thần kinh bị tấn công, các cơ của người nhiễm bệnh sẽ đơ cứng. Cùng lúc đó, trên các phần cơ bị cứng này có thể có kích thích hoặc không có kích thích sẽ xuất hiện những co giật. Tùy theo mức độ nhiễm độc và tình trạng yếm khí tại vùng mô hoại tử mà người bệnh có thể uốn ván thể đầu, thể chi hoặc uốn ván toàn thân. Kết quả, người bệnh tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và tim ngừng đập. Như vậy, với trẻ sơ sinh còn non yếu, tình trạng uốn ván rất dễ khiến trẻ tử vong.
Những quy định về tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu


– Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng như: trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản. Ngoài những cơ quan này chị em phụ nữ không được phép tiêm tại các cơ sở y tế tư nhân vì những đơn vị này không có quyền hạn và chức năng tiêm vắc xin.

Có thể bạn quan tâm: Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách

– Liều đầu tiên biến độc tố uốn ván ở lần khám thai đầu tiên, hoặc trong khi có thai càng sớm càng tốt.

– Liều thứ 2 sau liều thứ nhất ít nhất 4 tuần.

– Liều thứ 3 ít nhất 6 tuần sau liều thứ 2.

– Hai liều cuối cùng được tiêm ít nhất một năm sau hoặc trong kỳ thai nghén sau.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh uốn ván và cách tiêm ngừa hiệu quả chúng. Để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh nguy hiểm này, chị em phụ nữ cần tuyệt đối tuân thủ các quy định của y tế về thời hạn tiêm ngừa. Với những gợi ý trên đây, chắc hẳn chị em đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Bà bầu có nên tiêm phòng uốn ván, có ảnh hưởng thai nhi không? Chúc các mẹ khỏe mạnh và vượt cạn thành công.

Lưu ý:
Vacxin phòng uốn ván phải được bảo quản lạnh, tiêm bắp thịt mỗi liều 0, 5 ml. Các bà bầu nên nhớ, dù đã tiêm 4-5 mũi từ trước thì lần có thai sau đã quá 1 năm vẫn cần tiêm nhắc lại.
Việc tiêm phòng uốn ván được thực hiện tại các cơ sở y tế thực hiện công tác tiêm chủng như: trạm y tế phường, trung tâm y tế dự phòng hoặc các bệnh viện sản. Nhưng tốt nhất bạn nên tiêm phòng tại trạm y tế phường nơi bạn đang cư trú vì ở đó họ quản lý mũi tiêm của phụ nữ có thai cũng như quá trình tiêm chủng cho con bạn sau khi sinh.
Trước khi mang thai cần chú ý những loại tiêm phòng sau:

Rubella: Muộn nhất là 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu mẹ bị nhiễm bệnh Rubella, trong 3 tháng đầu hoặc tháng cuối của thai kỳ có thể gây sẩy thai, sinh non hoặc em bé ra đời có dị tật.
Viêm gan B: Có thể tiêm trước hoặc trong khi mang bầu đều được. Mẹ mắc bệnh này có thể lây sang con. Bệnh dễ chuyển thành ung thư gan.
Thủy đậu: Muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. Khoảng 2% số bé có mẹ mắc thủy đậu trong 5 tháng đầu của thai kỳ có nguy cơ mắc dị tật, gồm dị dạng hình thể, liệt chân tay. Ngoài ra, người mẹ mắc thủy đậu còn có thể chuyển virus gây bệnh này sang cơ thể con trong khi sinh nở.
Cúm: Phụ nữ có thể tiêm phòng cúm vào mọi thời điểm trước khi mang thai. Mẹ mắc cúm trong ba tháng mang thai đầu có thể khiến con bị dị tật.