Phương pháp dạy học… chưa thay đổi đã vội vàng thay chấm điểm

 Sĩ số lớp quá đông; chương trình – sách giáo khoa, phương pháp dạy học… chưa thay đổi đã vội vàng thay chấm điểm bằng nhận xét đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục bậc tiểu học.

  • Cập nhập tin moi nhat về điểm thi các trường đại học tại đây!

Tại TP HCM, các phòng giáo dục và đào tạo (GD-ĐT) đang chuẩn bị sơ kết học kỳ II và báo cáo sau một năm thực hiện Thông tư 30 của Bộ GD-ĐT. Theo ghi nhận tại các phòng và ý kiến của giáo viên (GV), việc thay chấm điểm bằng nhận xét theo Thông tư 30 triển khai một năm qua đã không mang lại hiệu quả như mong muốn.

Nhiều băn khoăn cần tháo gỡ

Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng Phòng GD-ĐT quận 6, cho rằng tinh thần của Thông tư 30 là tốt vì nhiều nền giáo dục ở các nước đã thực hiện đánh giá bằng nhận xét. Thế nhưng, sĩ số các lớp học hiện nay của chúng ta quá đông – như ở quận 6, sĩ số học sinh (HS) trung bình là 42-43 em/lớp – nên GV rất cực. Hơn nữa, HS tiểu học còn nhỏ thì luôn cần biết sự tiến bộ cụ thể, mạnh điểm nào, yếu điểm nào để cố gắng phấn đấu.

Một GV dạy lớp 3 một trường tiểu học tại quận 1 cho biết ngày nào phụ huynh cũng gặp cô để hỏi việc học hành của con em họ tiến bộ ra sao. “Chính GV cũng không nhớ hết đặc điểm từng HS và kỹ năng, thế mạnh, điểm yếu của từng em để mà trả lời khi không còn diem thi 2015 số. Nhận xét qua loa, hình thức thì tất nhiên không có tác dụng” – GV này nhìn nhận.

Thông tư 30: Thiếu thực chất sẽ phản giáo dục - 1
Học sinh một trường tiểu học tại TP HCM

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận Gò vấp cho hay: “Nhà trường luôn cố gắng làm tất cả vì sự tiến bộ của HS. Suốt cả một quá trình dài trước đây, HS học vì điểm số, điểm cao thì phấn đấu tiếp, điểm thấp thì phấn đấu lên cao. Thế nhưng, một năm nay, việc nhận xét chỉ chung chung, hình thức khiến HS nào cũng thấy mình học được, không còn ý chí phấn đấu nữa”.

Theo ông Lê Hùng Sen, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Củ Chi, sắp tới, phòng sẽ nghe các trường báo cáo tình hình thực hiện Thông tư 30 trong một năm qua để biết GV có tâm tư gì nhằm tháo gỡ.

Quá vội vàng, chưa phù hợp

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng việc áp dụng Thông tư 30 sẽ hợp lý khi các điều kiện được chuẩn bị chín muồi như trường lớp, phương pháp dạy học của GV, kỹ năng tự học của HS… Mặt khác, sách giáo khoa và chương trình lại nặng, việc thay đổi một quy định có sức tác động như Thông tư 30 cần phải được chuẩn bị kỹ chứ không thể vội vàng.

“Tại nước Anh, khi thay đổi cách đánh giá HS, Bộ Giáo dục đã phải tổ chức tuyên truyền đến dân chúng và GV. Bộ Giáo dục tổ chức các đoàn đi vận động, giải thích, phát tài liệu cho người dân trên đường phố, chỗ vui chơi… vì bao đời nay, ông bà, cha mẹ đã đi học có điểm số, có thứ hạng. Bây giờ khác đi, mục tiêu là gì, đánh giá như vậy có chính xác không?” – một chuyên gia giáo dục băn khoăn.

Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 7 cho rằng việc đánh giá bằng hình thức nhận xét khi các điều kiện đi kèm chưa được chuẩn bị kỹ là sự vội vàng mang tính tình thế. Mặt khác, khuyến khích GV dùng hình thức động viên là chưa có cơ sở để bảo đảm yêu cầu mà HS phải đạt được. Mỗi HS có trình độ khác nhau nên tiếp nhận khác nhau. Vì thế, cần phải nhận xét đúng khả năng để giúp đỡ, hướng dẫn thật cụ thể rồi mới có cơ sở để khuyến khích, động viên.

“Mọi sự vội vàng trong đánh giá của giáo dục và đánh giá không thực chất dễ dẫn đến sai lệch, ảnh hưởng tâm lý, tính cách của trẻ và cha mẹ các em khi nhìn nhận con mình. Nếu không cẩn thận là phản giáo dục” – vị hiệu trưởng nêu trên nhìn nhận.

Theo phu nu net