Ông Miura tự tin vào triển vọng Việt Nam

Ông Miura tự tin vào "Triển vọng Việt Nam"

Ông không xởi lởi như HLV Riedl, không dễ tính như HLV Calisto, không hay mặt nặng mày nhẹ như HLV Falko Goetz mà là… bảng cộng của tất cả những tính cách vừa được kể trên đây. Ở HLV Miura, toát lên vẻ “dịu dàng”, thâm trầm, kín đáo nhưng vô cùng sâu sắc.

Tháng 6.2014, chữ ký ở bản hợp đồng kéo dài 3 năm với Liên đoàn bóng đá Việt Nam chưa ráo mực, ông đã bắt đầu hành trình tìm hiểu bóng đá Việt bằng cách dự khán những trận đấu tại V-League. Khi ấy, báo chí bong da so hỏi ông cảm nghĩ thế nào về cầu thủ Việt. Câu trả lời là: “Hỏi tôi khó thế, tôi không có thói quen nhận xét gì vội vàng khi chưa thật hiểu về nó. Tôi cần tận mắt xem các trận đấu V-League để nắm bắt tính cách, du đoan bong da tập quán của các cầu thủ”.

Bây giờ ở lich thi dau bong da hom nay Miura đã hiểu phần nào bóng đá Việt và cầu thủ Việt. Kể cả câu ẩn dụ mà ông hỏi ngược lại chúng tôi sau trận thua Malaysia ở bán kết AFF Cup 2014: “Sao những cầu thủ của tôi lại đánh rơi phong độ đúng vào lúc tôi cần họ chiến thắng nhất”, cũng chính là cách ông trả lời chính mình.

Phỏng vấn xong xuôi tại cuộc họp báo, chúng tôi chạy theo đằng sau ông và gọi: “Miura, xin ông đừng buồn”. Một cái nhún vai khe khẽ và im lặng bước đi. Đúng một ngày trước đó, sau họp báo về trận lượt về giữa Việt Nam và Malaysia, chúng tôi cũng chạy đằng sau ông và gọi: “Miura, xin chúc ông may mắn”. Một cái nhún vai khe khẽ và mỉm cười bước đi.

Kỷ niệm AFF Cup đã trôi xa được nhiều tháng và có thể, niềm vui tại vòng loại U.23 châu Á khiến HLV Miura không mấy ngần ngại khi nhắc lại ký ức: “Tôi không nghĩ trận thua Malaysia có lý do về chiến thuật mà là tâm lý. Các cầu thủ Malaysia đã nhập cuộc xông xáo hơn Việt Nam. Với những đối thủ lớn, các cầu thủ có tâm lý tốt hơn khi đối đầu những đội bóng yếu hơn bởi khi đó các cầu thủ không có tâm lý sợ thua.


Ông Miura luôn tin tưởng các học trò – Ảnh: Khả Hòa

Tất nhiên về cảm giác thì sẽ có một đôi chút thất vọng vì chúng ta đã không giành chiến thắng. Tuy nhiên tôi vẫn cảm thấy tự hào và tin tưởng vào các cầu thủ của mình. Tôi đã nói với họ rằng cuộc sống không hề dễ dàng và tôi tin tưởng vào họ”.

Khi thấu hiểu hơn về bóng đá Việt, HLV Miura cũng bắt đầu đưa ra sự so sánh: “Điểm giống nhau giữa cầu thủ Việt Nam và Nhật Bản là đều có kỹ thuật khéo léo, lợi thế về kiểm soát bóng. Tuy nhiên, tôi cũng muốn nói một chút về bất lợi, đó là thể hình thấp nhỏ khiến các cầu thủ khó khăn trong những pha tranh chấp tay đôi và va chạm nếu đối thủ của chúng ta là những đội bóng châu Âu”.

Nhiều khán giả đã hỏi ông dự đoán về tương lai của bóng đá Việt Nam, câu trả lời từ HLV Miura là: “Trong 10 năm tới tôi tin Việt Nam sẽ lọt vào top 10 châu Á. Nếu những người có trách nhiệm quan tâm đến việc phát triển bóng đá trẻ thì tôi nghĩ bóng đá Việt Nam sẽ phát triển hơn nữa. Chúng ta đang đứng thứ 16-18 ở châu Á, cho nên mục tiêu lọt vào top 10 trong thời gian tới là hoàn toàn được”.


Công Phượng là học trò ưng ý của HLV Miura – Ảnh: Khả Hòa

Ông nắm bắt cá tính của học trò, trong đó có Công Phượng: “Tôi nghĩ cậu ấy đã biết điều chỉnh khi nào dùng kỹ thuật, khi nào chơi ít chạm. Các cầu thủ nổi tiếng thế giới như Messi hay Ronaldo cũng đều phải làm quen với điều này.

Tôi cũng nghĩ rằng không chỉ Công Phượng mà các cầu thủ trẻ Việt Nam đã tỏ ra thích nghi nhanh với phương pháp tập luyện, triết lý của tôi và tôi nghĩ họ cũng cần phải thích nghi với nhiều triết lý bóng đá, môi trường bóng đá khác nhau nữa”.

Một câu hỏi tế nhị được khán giả đặt ra: “Ông có ước ao một ngày nào đó trở thành HLV đội tuyển bóng đá Nhật Bản?”. Sẽ không có câu trả lời nào khéo léo và khôn ngoan hơn câu trả lời của ông Miura: “Ngày nay, các HLV bóng đá làm việc trên khắp thế giới. Ở Nhật Bản, hầu hết các HLV đều mong muốn được trở thành HLV đội tuyển, nhưng với cá nhân tôi, ngoài mong muốn đó thì việc được dẫn dắt các đội bóng mạnh, thi đấu ở các giải quan trọng cũng là một trong những khát vọng của tôi”.

Và trong khi chờ đợi những khát vọng tiếp theo của sự nghiệp, HLV Miura đang đeo đuổi một “sự nghiệp” khác cũng “vĩ đại” không kém: “Tôi đang tập làm việc nhà. Do sống một mình tại Việt Nam nên tôi phải tập nấu ăn, sử dụng máy giặt… Những công việc này cũng rất thú vị!”.