Những nét văn hóa bóng đá đặc trưng ở Anh

Cổ động viên Alan Hesse chia sẻ về những trải nghiệm thú vị trong lần đầu đặt chân đến các sân vận động ở nước Anh.

Chập tối ngày 28/2/2015, tôi lảo đảo bước ra khỏi quán rượu mang tên Zeitgeist, nằm trên một con phố ở phía Tây Nam London. Cảm giác cô đơn và lạnh lẽo đến cùng cực chợt ùa về, dù vài giờ trước đó, Dortmund của tôi vừa đánh bại đại kình địch Schalke 04 với tỷ số 3-0.

Nỗi buồn nhanh chóng lấn át niềm vui. Live score các trận đấu  lượt về C1. Dù nắm trong tay tấm vé xem trọn mùa quý giá mà không phải ai muốn cũng đều có được, tôi đã bỏ lỡ trận đấu đáng chờ đợi nhất của mùa giải. Tôi đành tự an ủi bản thân rằng vẫn kịp trở về để xem trận đấu với Bayern Munich, bởi có buồn rầu thêm nữa thì cũng chẳng ích gì.

Tình cờ đọc được những lời kể của cha mình (ông Uli Hesse) về những trải nghiệm thú vị ở Dortmund cùng với hai cổ động viên đến từ Anh, tôi lại càng thêm nhớ nhà hơn. Tôi thèm thuồng và nhớ nhung bầu không khí ở Sudtribune biết bao. Nhưng dù sao thì tôi cũng được dịp trải nghiệm và so sánh bóng đá Đức và Anh khác nhau như thế nào. Đó quả là một cơ hội hiếm có trong đời.

1-5555-1431059370.jpg

Hooligan trước đây là một phần không thể thiếu của bóng đá Anh.

Niềm hâm mộ đối với bóng đá xứ sở sương mù chỉ là con số không, thế nên thoạt đầu tôi chẳng quan tâm mấy đến kết quả thắng thua hay không khí ở sân vận động. Nhưng rồi tôi bắt đầu tỏ ra tò mò, như một lẽ tự nhiên của kẻ lần đầu đặt chân đến một vùng đất mới. Tìm vé xem trận đấu của các đội bóng ở nhóm đầu Ngoại hạng Anh rất khó khăn và vô cùng đắt đỏ, vậy nên tôi đành chuyển hướng đến các đội top dưới như là phương án “chữa cháy”.

Trận đấu giữa Crystal Palace – QPR vào ngày 14/3 là lần đầu tiên tôi xem trực tiếp trên sân một trận đấu bóng đá Anh. Theo thói quen, tôi thường đến sân trước 70 phút. Nhưng có lẽ, ở Anh người ta không có thói quen như thế. May mắn thay, căng-tin đã mở cửa. Căng-tin ở đây mang đến một sự ngạc nhiên khá dễ chịu, từ cách bài trí cho đến cách giao tiếp với khách hàng. Ban tổ chức Ngoại hạng Anh rất lưu tâm đến việc bán thức uống có cồn. Bia và rượu nhẹ chỉ được phục vụ trước và sau trận đấu cùng với khoảng thời gian nghỉ giữa hiệp.

Điều này thì lại trái ngược hoàn toàn với bóng đá Đức. Tôi sẽ nói qua một chút về “đặc sản” của nước Đức để các bạn có thể hình dung được: Với khoảng trên 5000 loại khác nhau, bia được xem là “quốc hồn, quốc túy” của nước Đức. Người Đức uống bia mọi lúc mọi nơi, bia với bóng đá lại càng gắn bó mật thiết hơn. lich thi dau ngoai hang anh vòng 36.Trên những chuyến tàu điện đến các sân vận động của trước giờ bóng lăn, hầu như cổ đông viên nào cũng cầm trên tay một chai bia, bất kể đó là nam hay nữ. Nhưng khi đến gần sân vận động, họ đều tự giác bỏ vỏ chai vào những thùng thu gom, không bao giờ có chuyện vứt bừa bãi.

Uống bia trên đường đến sân mới chỉ là “màn dạo đầu”, thưởng thức bia trong sân vận động mới là thú vị nhất. Các quầy bia cố định và xe đẩy di động luôn sẵn sàng phục vụ “thượng đế”. Dù cho giá mỗi cốc bia loại 0,5 lít không hề rẻ chút nào (trung bình từ 3,3 đến 5,5 đôla), mỗi cổ động viên trung bình uống hết ba cốc bia. Người ta thưởng thức bia với “mồi” là món xúc xích nướng nổi tiếng. Bia thực sự là một phần không thể thiếu đối với cổ động viên Đức.

Quay trở lại với câu chuyện ở nước Anh. Tôi mua cho mình một cốc bia cỡ lớn (giá rất đắt) rồi đi dạo một vòng quanh sân Selhurst Park. Không gian ở đây khá chật hẹp, gây ra khó khăn nếu muốn tổ chức những màn thị uy hoành tráng trước trận đấu. Không chỉ có vậy, tôi thực sự  bất ngờ khi trông thấy một phần khán đài A và B bị mái che của sân che khuất tầm nhìn, còn khán đài C nơi tôi ngồi thì có thể bao quát khắp sân. Cách xây dựng như thế này phần nào cản trở việc lan truyền hiệu ứng cổ vũ của cổ động viên.

2-3536-1431059370.jpg

Những bức tifo hoành tráng là thứ “gia vị” không thể thiếu của cổ động viên Crystal Palace.

Dù vậy, tôi vẫn thấy được sự cuồng nhiệt của cổ động viên, dù chất lượng trận đấu khá thấp.  Kết quả cuối cùng, Crystal Palace thắng QPR 3-1. Đây là ba điểm đầu tiên của đội chủ nhà sau hơn hai tháng không biết mùi vị chiến thắng trên sân nhà.

Một tuần sau, tôi đến xem trận đấu trên sân Upton Park giữa West Ham United và Sunderland. Cũng giống như ở Selhurst Park, lại một lần nữa tôi cảm thấy ngạc nhiên. Lý do là bởi vì phần nhiều các sân vận động ở Đức đều nằm ở vùng ngoại ô của thành phố, trong khi ở London này, các sân vận động lại nằm lọt trong các khi dân cư đông đúc nên phần lớn đều có diện tích khá nhỏ.

Tôi đi cùng với David – một người bạn mới quen, đến sân vận động. Anh ấy tiết lộ cho tôi biết rằng vào năm 2016, West Ham sẽ chuyển sang một sân vận động mới. Tôi hỏi: “Người ta sẽ làm gì với sân Upton Park?”. David hơi nhíu lông mày, chép miệng nói với giọng buồn buồn: “Họ sẽ phá nó đi và xây một tòa cao ốc”. Bất giác, một luồng suy nghĩ vụt qua. Tôi tự hỏi rằng không biết cổ động viên Dortmund sẽ tức giận như thế nào nếu người ta phá bỏ sân Signal Iduna Park. Nhưng rồi tôi cũng nhanh chóng gạt suy nghĩ sang một bên.

Rút kinh nghiệm lần trước, lần này tôi chỉ đến sớm 10 phút thôi.  Chúng tôi ngồi ở khán đài Bobby Moore. Trước trận đấu, David cũng có chia sẻ với tôi rằng: “Đây không phải Signal Iduna Park đâu, bạn thân mến của tôi! Đừng hy vọng rằng ở đây sẽ cuồng nhiệt như ở đó”.

Tôi thường được nghe ba thành kiến về cổ động viên Anh: già nua, tỏ vẻ giàu sang và trầm lặng. Tôi không chắc chắn lắm về hai điều đầu tiên, nhưng những gì tôi được thấy trước trận đấu lại đem đến lầm tưởng rằng điều thứ ba là sai. Cổ động viên hát bài hát truyền thống “I’m forever blowing bubbles” khiến cho bầu không khí trở nên sôi động chẳng khác gì ở Đức.

Nhưng khi tiếng còi bắt đầu trận đấu của trọng tài vang lên, cổ động viên ngừng hát và ngồi cả xuống. Mọi thứ bắt đầu trở nên nhàm chán. Có thể với nhiều người thì bóng đá Anh rất tốc độ, rất cuốn hút, nhưng đối với một cổ động viên Đức đã quen nhảy múa hát hò như tôi, thì thật khó có thể kiên nhẫn để ngồi đến hết trận.

Đến lúc này thì tôi đã thấy lời nhắc nhở của David lúc trước là chính xác: “Đây không phải là Signal Iduna Park”. Văn hóa bóng đá ở hai quốc gia rất khác nhau.

3-6832-1431059370.jpg

Cổ động viên Anh chỉ thực sự cuồng nhiệt trước khi trận đấu diễn ra và sau khi đội nhà ghi bàn.

Người Anh thể hiện nó một cách điềm đạm mà không kém phần rạo rực. Bóng đá là niềm vui của họ, nhưng họ không sinh ra chỉ để sống vì bóng đá. Vì thế dù có yêu đến mấy, cuồng nhiệt đến bao nhiêu thì người Anh vẫn luôn cư xử đúng mực, trầm tĩnh và đôi phần khuôn phép. Họ luôn nghĩ rằng trong dòng máu của mình có chút gì đó thuộc dòng dõi quý tộc. Trừ những người nhập cư đến từ Châu Phi, Tây Ban Nha hay Pakistan, văn hóa bóng đá Anh có thể tóm gọn lại trong hai từ: chuẩn mực.

Khi mà David quả quyết rằng: “West Ham chưa bao giờ ghi bàn ở những phút cuối trận”, tôi cùng anh ấy quyết định ra về. Thật đen đủi khi chỉ đúng một phút sau, Diafra Sakho ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu cho West Ham. Điều này làm tôi nhớ lại những lời nhắc nhở của cha tôi 16 năm trước – trong lần đầu tôi được đặt chân đến Westfalenstadion (tên gọi cũ của Signal Iduna Park): “Chừng nào trọng tài chưa thổi còi hết giờ thì con đừng rời khỏi sân vận động”. Tôi cũng đoán được sự bùng nổ trên các khán đài của sân Upton Park lúc ấy. Thật tiếc khi không được thưởng thức bầu không khí tuyệt vời đó.

Tôi dự kiến sẽ quay trở về Đức vào ngày thứ bảy tuần tới. du doan bong da hom nay các trận lượt về C1.Chắc chắn bạn bè đã chuẩn bị rất nhiều câu hỏi, rằng liệu không khí bóng đá Anh có nhàm chán như lời đồn.Từ góc nhìn của một người được tận mắt chứng kiến và trải nghiệm, tôi hoàn toàn phủ nhận điều đó.

Cho dù giới mộ điệu nước Anh rất thèm khát được đắm mình vào không khí bóng đá ở Đức, tôi lại thấy rằng cổ động viên Bundesliga có thể học hỏi nhiều điều từ phong cách cổ vũ của cổ động viên xứ sở sương mù. Lòng trung thành, sự kiên định của cổ động viên Anh có vẻ không bằng cổ động viên Đức, nhưng những bài hát lại sáng tạo hơn nhiều. Họ thường cất lên những bài ca rất hài hước nhằm mục đích chế giễu cầu thủ hoặc huấn luyện viên đối phương. Đây là thứ đặc sản cổ động mà tôi thường ít khi được thấy ở Đức.

Những người hoạt náo viên ở các sân vận động của Anh cũng rất nhiệt tình, giống như cái cách mà các cổ động viên hát hò trước trận đấu. Nhưng thật đáng tiếc vì tất cả đều trở nên im lặng hơn khi quả bóng bắt đầu lăn trên sân. Thay vì hò hét cổ vũ, họ chuyển sang bàn luận về trận đấu một cách sôi nổi, với nguồn kiến thức bóng đá khá phong phú khiến tôi phải há hốc mồm ngạc nhiên.

Điều cuối cùng mà tôi muốn nói về bóng đá Anh, không phải khen ngợi mà là một lời phàn nàn. Gía vé xem bóng đá quá đắt. Tôi phải trả 60 đôla cho một chỗ ngồi ở sân Selhurst Park và tương tự là gần 110 đôla ở sân Boleyn Ground (West Ham United). Tổng cộng là 170 đôla, bằng đúng một nửa giá vé… cả mùa của Dortmund. Dù khó thành sự thật, tôi hy vọng các câu lạc bộ ở Anh sẽ giảm giá vé, để tạo điều kiện cho nhiều cổ động viên khác có cơ hội đến sân xem đội bóng mình yêu thích.

Đã đến lúc trở về nước Đức quê hương, hòa mình vào bầu không khí cuồng nhiệt của Dortmund. Có đôi chút không hài lòng với giá vé, nhưng nhìn chung thì tôi ấn tượng với văn hóa bóng đá Anh và chắc chắn sẽ quay trở lại nếu có cơ hội.