Hiệp định TPP và những điều có thể bạn chưa biết

Hiệp định TPP đã chính thức được ký kết. Tuy nhiên có những điều mà ít người biết được xoay quanh hiệp định này. Dưới đây là 7 điều về hiệp định TPP mà ít người biết tới được báo an ninh xa hoi tổng hợp.

Mỹ, Nhật Bản và các nước khu vực Thái Bình Dương, chiếm 40% nền kinh tế thế giới, ngày 5/10 đã đi đến thống nhất một thỏa thuận được coi là lớn nhất trong vòng 2 thập kỷ qua.

TPP có tầm quan trọng không chỉ trong thương mại, mà còn cả về địa chính trị

Thường được coi là “xương sống kinh tế” trong kế hoạch chiến lược của Tổng thống Mỹ Barack Obama tại châu Á, mục tiêu đối với Mỹ và Nhật Bản là phải vượt mặt Trung Quốc, nước không thuộc TPP, và lập nên một vùng kinh tế ở Vành đai Thái Bình Dương nhằm cân bằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Điều này cũng nhằm lập ra những nguyên tắc cho nền kinh tế thế giới trong thế kỷ 21, quy định từ chuyển giao dữ liệu giữa các nước cho đến thủ tục để các công ty do chính phủ quản lý được phép cạnh tranh trên trường quốc tế.

hiep-dinh-tpp

“Chúng ta có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng các hoạt động thương mại hiệu quả”, ông Obama phát biểu trưởng Đại hội đồng Liên Hợp Quốc. “Và đó là mục tiêu chính của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương, một thỏa thuận thương mại trong một khối chiếm 40% nền kinh tế thế giới, một hiệp định sẽ mở ra những thị trường mới, đồng thời bảo vệ quyền của người lao động và môi trường cạnh tranh nhằm đảm bảo phát triển lâu dài”.

Trung Quốc không thuộc TPP, nhưng trong tương lai có thể sẽ tham gia

Theo báo tin tuc phap luat thì mặc dù trước đây TPP được coi là một động thái của Mỹ nhằm kiềm chế Trung Quốc, trong những năm gần đây, quan điểm của Washington đã bớt căng thẳng hơn trước. Phía Trung Quốc cho biết họ đang theo dõi cẩn thận sự phát triển của TPP và có thể tham gia đàm phán thương mại. Nhiều doanh nghiệp Mỹ tin rằng, một trong những lợi ích mà TPP mang lại đó là thu hút thêm nhiều nước khác gia nhập, cụ thể là Trung Quốc.

Thành viên TPP hiện tại gồm có Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Nhưng hiện đang có nhiều nước khác muốn gia nhập khối kinh tế này, bao gồm các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines hay các quốc gia châu Mỹ Latinh như Colombia.

TPP cũng bao gồm thỏa thuận thương mại tự do giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới

Nhật Bản và Mỹ chưa từng có một thỏa thuận thương mại song phương trước đây. Nhưng khi Nhật Bản tham gia đàm phán TPP vào năm 2013, hai nước đã bàn về việc thương mại từ xe hơi cho đến thịt bò, gạo và thịt lợn. Điều này cho thấy TPP cũng sẽ mang lại một thỏa thuận ngầm giữa hai quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới, và trong tương lai các rào cản thương mại giữa hai nước có thể sẽ được gỡ bỏ.

TPP cũng giúp nền kinh tế Nhật Bản hội nhập hơn nữa với các nước ở Bắc Mỹ. Điều đó sẽ khiến các nước sản xuất linh kiện ở Canada và Mexico, cùng với Mỹ đã phát triển nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) sẽ tiếp cận với các hãng xe của Nhật Bản, khi các hãng này vẫn chủ yếu đang hoạt động sản xuất tại các nước không thuộc TPP như Trung Quốc và Thái Lan.

Hiệp định này cũng rất quan trọng với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe

Để đi đến thống nhất hiệp định TPP, Thủ tướng Abe đã phải tranh cãi với những nhân vật chính trị quan trọng của Nhật Bản. Ông đã nhiều lần nói rằng TPP sẽ giúp Nhật Bản có thể thực hiện những cải cách quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho quốc gia này.

Đây là điều mà ông cần, khi tổng sản phẩm quốc nội Nhật Bản đang giảm 1,2% trong quý II năm nay và theo những dữ liệu thu thập được, tình hình sẽ không khả quan hơn vào quý III và khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái.

Hiệp định TPP cũng gây ra nhiều tranh cãi trong các nước thành viên

Trong cuộc bầu cử quốc hội Canada, sự kiện đàm phán TPP đã trở thành một trong những đề tài bàn luận về kinh tế chính.

Cuộc đua giờ đây trở nên rất căng thẳng và ông Tom Mulcair, người đứng đầu Đảng Dân chủ Mới (NDP) của Canada đã tuyên bố rằng ông sẽ khước từ hiệp ước TPP nếu đảng của ông giành chiến thắng vào ngày 19/10.

“Đảng NDP khi thành lập chính phủ vào ngày 19/10 sẽ không bị trói buộc bởi thỏa thuận bí mật mà Thủ tướng Stephen Harper đang đàm phán”, ông nói.