Doanh số sách điện tử sẽ vượt qua sách in tại Mỹ năm 2017

Dự báo năm 2017, ở thị trường Mỹ, doanh số sách điện tử sẽ vượt qua sách in. Một thị trường màu mỡ như thế, là xu thế tất yếu của thời đại, thì cớ sao ở Việt Nam, các NXB còn ngại?

Nắm lấy cơ hội rồi buông

Theo Statistica, trong năm 2014, doanh số sách điện tử e-book chiếm khoảng 12,3% doanh số thị trường sách thế giới. Tính đến năm 2014, Mỹ có 95% thư viện cung cấp sách điện tử cho bạn đọc. Từ năm 2015, mỗi ngày hệ thống Amazon bán ra 980.000 lượt sách điện tử.

>>> Xem thêm vps tại đây!

Ở thế giới “ngon ăn” như vậy, nhưng vì sao tại Việt Nam, thị trường sách điện tử lại èo uột? Từ năm 2011 đến nay, mới chỉ có 7 doanh nghiệp tham gia: Ybook (NXB Trẻ), Sachweb (NXB Tổng hợp TP HCM), Komo (Phương Nam Book), Alezaa (Cty Vinapo), Sachbaovn (Công ty tin học Lạc Việt). Từ năm 2015 mới có thêm 2 đơn vị chuyên phát hành sách là Tiki và Vinabook. Tuy nhiên, việc bán lẻ sách điện tử rất ít, chủ yếu là bán sỉ theo gói cho thư viện, nhà sản xuất/phân phối thiết bị đọc. Nếu các NXB trong nước chần chừ thì đây cũng là cơ hội cho những NXB không giấy phép. Theo Cục An ninh văn hóa, cũng có trên dưới 10 NXB “ảo” khác xuất hiện, không thuộc một tổ chức nào, có nội dung xuất bản bằng tiếng Việt.

Sách điện tử: Thị trường màu mỡ nhưng dễ trắng tay

Tại Hội thảo xuất bản và phát hành sách điện tử diễn ra vào ngày 15/12 ở TP HCM, một con số đưa ra khiến nhiều người giật mình: Dự báo năm 2017, ở thị trường Mỹ, doanh số sách điện tử sẽ vượt qua doanh số sách in.

Ông Nguyễn Minh Nhựt – Giám đốc NXB Trẻ – nhấn mạnh: “Vấn đề vi phạm trong xuất bản sách điện tử còn rất phổ biến. Từ khoảng năm 2008, trên thị trường Việt Nam bắt đầu xuất hiện các website dạng diễn đàn, mạng xã hội tự tổ chức thu thập và chia sẻ hàng trăm ngàn tựa sách điện tử miễn phí hoặc có thu phí với mức khá rẻ. Các website này không cần xin phép xuất bản/phát hành sách điện tử và không trả tác quyền cho tác giả. Gần đây lại xuất hiện thêm dòng sách điện tử dưới dạng các ứng dụng (app) cung cấp trên kho phần mềm AppStore của Apple, Google Play và các App Store tự xây dựng của Việt Nam, Trung Quốc… khiến việc phát tán sách điện tử không bản quyền ngày càng dễ dàng hơn”.

Mặc dù vậy, các chủ sở hữu tác quyền rất khó khiếu nại vì thủ tục phức tạp và khó đòi bồi thường. Đó là chưa kể nhiều sách phát hành trên các website dùng ten mien nước ngoài hay kho ứng dụng ở nước ngoài. Chính vì thế, theo ông Nhựt, để thị trường e-book có bản quyền phát triển được thì luật pháp phải là công cụ chứ không phải dựa trên kỹ thuật. “Luật đang quản rất chặt các đơn vị phát hành sách điện tử có bản quyền, nhưng hàng trăm đơn vị phát hành sách điện tử vi phạm bản quyền thì vẫn thản nhiên hoạt động, cần cơ chế kiểm soát hiệu quả hơn” – ông Nhựt cho biết.

Trả giá để làm lại

Theo NXB Tổng hợp TP HCM, xuất bản sách điện tử trên mạng ở ta chia làm hai phương thức: Thứ nhất, đơn vị làm sách hoặc tổ chức phát hành qua mạng những cuốn sách đã được in qua hình thức ấn bản điện tử; thứ hai, do tác giả hoặc đơn vị tự công bố tác phẩm qua các trang cá nhân và mạng xã hội. Phương thức thứ hai tuy không được luật pháp công nhận nhưng trên thực tế đã hình thành và tác động không nhỏ đến đời sống xã hội. Chính vì thế, trách nhiệm của cơ quan quản lý xuất bản là quản lý các ấn bản điện tử theo hướng mới, vừa đủ cởi mở để e-book phát triển thông thoáng, vừa kiềm chế những tiêu cực

>>> Xem thêm hosting tại đây!

Một trong những “đại gia” của ngành xuất bản – NXB Giáo dục Việt Nam – từng triển khai số hóa hơn 400 cuốn sách giáo khoa và sách giáo viên từ lớp 1 đến lớp 12, cũng như thử nghiệm phát hành số sách giáo khoa điện tử trên thiết bị máy tính bảng Classbook (2-3 triệu đồng/chiếc). Có thể, họ đã nhắm đến một thị phần độc quyền nữa rất ngon ăn trong tương lai, khi ở nhiều trường phụ huynh buộc phải mua máy để học trò sử dụng, thay vì dùng sách giáo khoa truyền thống. Dự án này đã gây tranh cãi ở nhiều diễn đàn.

Tuy nhiên, ông Vũ Văn Hùng – Tổng giám đốc NXB Giáo dục – thừa nhận, sau 5 năm thực hiện, NXB phải chịu lỗ liên tục và chỉ mới cắt lỗ ở thời điểm này, khi không gắn với việc sản xuất phần cứng nữa, mà chú ý đến nội dung hơn. Bởi theo ông Hùng, quan trọng là nội dung, bản thảo; phải có kho tư liệu phong phú, phải có tương tác để học sinh không cần ra thư viện vẫn có thể theo đường link vào kho này. Kho tư liệu có thể được mua về từ các nước, có thể hùn hạp giữa nhiều NXB để cùng chia sẻ kiến thức. Có như vậy mới mong thu hút sự chú ý của học sinh và người dùng. Tuy nhiên, đây cũng là một kế hoạch tốn kém, dài lâu, liên quan đến mức sống cùa người dân nên cần nghiên cứu kỹ.