10 học sinh năm 2014 được giải nhì, ba quốc gia thi đại học không được 15 điểm

“Năm 2014, có 10 thí sinh đạt giải nhì, ba quốc gia nhưng thi không được nổi 15 điểm, như vậy là học quá tồi. Năm nay trường vẫn chỉ tuyển thí sinh đạt giải nhất môn Sinh”, Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội nói.

PGS Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết, tiếp theo năm 2014, năm nay ĐH Y Hà Nội vẫn chỉ tuyển thẳng những thí sinh đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Sinh vào hai ngành Y đa khoa và Răng hàm mặt. Các ngành còn lại của trường nhận tuyển thẳng cả giải nhất, nhì và ba.

Hội đồng khoa học đào tạo của trường đã đưa ra hai phương án dành cho các thí sinh đạt giải nhì, ba. “Phương án thứ nhất là các em dự thi và phải qua mức điểm sàn, nhưng sàn là bao nhiêu thì trường vẫn đang cân nhắc vì sàn 2014 là sàn đại học, còn năm nay là sàn để thí sinh đỗ tốt nghiệp. Phương án 2 là cộng thêm điểm cho các em giải nhì, ba, nhưng mức cộng bao nhiêu chúng tôi cũng chưa chốt. Giữa hai phương án thi Hội đồng khoa học đào tạo đang thiên về mức cộng thêm điểm”, thầy Hinh cho hay.

Năm nay, ĐH Y Hà Nội cũng đã gửi công văn lên Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cho tuyển thẳng cả học sinh đạt giải nhất môn Toán, Hóa. PGS Hinh cho biết, những năm trước có rất nhiều học sinh, phụ huynh đến tận trường để nêu thắc mắc về việc tuyển thẳng, nhưng sau khi được giải thích họ đã đồng tình với nhà trường.

Người đứng đầu ĐH Y Hà Nội phân tích, có hai vấn đề cần quan tâm trong việc tuyển thẳng thí sinh đạt giải quốc gia. Thứ nhất là ai cũng kêu gọi các trường bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, thứ hai là quyền tự chủ của các trường đã được quy định trong Luật giáo dục.

ĐH Y Hà Nội có các ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt, Y học dự phòng, Y học cổ truyền. Bốn chương trình này học 6 năm và ra trường được gọi là bác sĩ. Ngoài ra, còn có cử nhân kỹ thuật y học, y tế công cộng, dinh dưỡng, điều dưỡng. Bốn hệ này học 4 năm và ra trường là cử nhân. Như vậy ĐH Y Hà Nội có 8 hệ chứ không phải một mình Y đa khoa.

YHN-012-2105-1427799430.jpg

Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho rằng tuyển sinh là phải công bằng, không thể nói rằng học sinh thi đạt giải nhì, ba môn Sinh thì vất vả hơn học sinh thi đại học được 27-28 điểm. Ảnh: HT.

Việc tuyển thẳng giới hạn chỉ áp dụng cho Y đa khoa và Răng hàm mặt, còn các ngành khác vẫn tuyển thẳng cả giải Nhì, Ba. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh chỉ muốn vào Y đa khoa, không quan tâm đến các ngành khác.

Năm ngoái, ngành Y đa khoa và Răng hàm mặt chỉ tuyển thẳng giải nhất, còn giải nhì và ba thí sinh phải dự thi và đạt điểm qua sàn (mỗi môn đạt 5 điểm). Tuy nhiên, 127 em đạt giải nhì và ba thì có 10 em thi không qua sàn, nghĩa là không được 5 điểm mỗi môn, bị trượt.

Thầy cho biết thêm, năm 2014, chỉ tiêu ngành Y đa khoa của trường là 550 em thì nhóm này đã chiếm 127. Trên cả nước, tổng số học sinh được giải nhất, nhì, ba môn Sinh là 150-160 em, phần lớn là các tỉnh miền Trung trở ra và các em chỉ muốn vào ĐH Y Hà Nội. Nếu tuyển thẳng hết thì số chỉ tiêu còn lại sẽ bị thu hẹp, điểm chuẩn phải nâng lên.

Năm 2013 còn căng thẳng hơn khi lẽ ra ĐH Y Hà Nội sau khi biết diem thi tot nghiep 2015 lấy điểm chuẩn 28 nhưng sau khi trường làm việc với Bộ Giáo dục và Bộ Y tế thì phải hạ 0,5 điểm xuống còn 27,5, chấp nhận lấy dôi ra hơn 100 em. Các em 27 điểm vẫn trượt mặc dù cũng học ngày học đêm vô cùng vất vả.

“Để đảm bảo chất lượng thì cần nhiều khâu trong đó có tuyển sinh đầu vào, không thể bỏ khâu nào cả”, thầy Hinh khẳng định và cho biết ĐH Y Hà Nội đang làm công văn gửi Bộ Giáo dục yêu cầu Bộ công bố quy định tuyển thẳng vào trường cho cả những năm sau.

“Các em đạt giải nhì, ba sẽ được cộng 2,3 hoặc 4 điểm – chúng tôi sẽ cân nhắc phương án này hay phương án vượt qua điểm sàn theo như chỉ đạo của Hội đồng khoa học – đào tạo nhà trường. Chúng tôi còn muốn tuyển thẳng những học sinh giải nhất quốc gia Toán, Hóa để mở thêm cơ hội cho các em, giúp nhà trường tuyển được những người ưu tú nhất và đảm bảo công bằng cho tất cả thí sinh”, thầy Hinh nói.