Sự khác biệt giữa Facebook và Twitter

Facebook và Twitter chỉ ra đời cách nhau hai năm, nhưng hai mạng xã hội này rất khác biệt nhau. Facebook giờ đây có khoảng 1,6 tỉ người dùng hàng tháng, và đang tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó với Twitter, con số này chỉ là 300 triệu.

Nhà đồng sáng lập Facebook, Mark Zuckerberg, đã lãnh đạo công ty và đưa ra các văn hóa làm việc từ lúc công ty mới hình thành. Trái lại với Twitter, công ty vừa có một sự thay đổi lớn trong bộ máy lãnh đạo, với nhà đồng sáng lập Jack Dorsey đang nắm vai trò CEO. Cả hai công ty đều có văn hóa khác biệt nhau.


CEO Facebook - Mark Zuckerberg, và CEO Twitter - Jack Dorsey.

CEO Facebook – Mark Zuckerberg, và CEO Twitter – Jack Dorsey.

Ở Facebook, một trong những phương châm chính trong những ngày đầu là “Hành động nhanh và phá vỡ mọi thứ” (move fast and break things). Facebook đã giải thích phương châm đó như sau:

“Hành động nhanh giúp chúng tôi xây dựng/phát triển mọi thứ nhanh hơn. Chúng tôi thấy các công ty hiện nay càng phát triển, họ càng hành động chậm lại vì họ sợ sẽ phạm sai lầm nào đó. Tuy nhiên họ đang đánh mất nhiều cơ hội phát triển vì hành động quá chậm chạp. Phương châm “Hành động nhanh và phá vỡ mọi thứ” cho biết rằng nếu bạn không phá vỡ gì đó thì bạn đang không hành động đủ nhanh để phát triển”.

Zuckerberg đã sửa đổi điều đó trong thời gian gần đây thành “Hành động nhanh với cơ sở vật chất vững mạnh”, cho thấy Facebook đã là một gã khổng lồ và công ty chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống của con người, họ không thể bất cẩn như trong quá khứ nữa. Tuy nhiên, hành động nhanh vẫn là văn hóa của công ty.

Mặt khác, Twitter trái ngược như vậy, họ muốn nhân viên của mình tập trung vào việc “học sâu”, thể hiện qua câu mô tả công việc sau:

“Cân bằng những ham muốn của bạn để thực hiện tốt công việc một cách có tâm nhất”.

Câu này cho thấy Twitter chú trọng vào sự hoàn hảo trong tính cách của nhân viên, không phải tốc độ. Họ ám chỉ rằng sự vội vàng là một điểm yếu nếu làm nghề lập trình viên.

Tuy nhiên, yêu cầu trên không được áp dụng hết cho toàn bộ mọi yêu cầu công việc của Twitter. Nó chỉ áp dụng cho công việc liên quan đến trí thông minh nhân tạo (AI). Có lẽ Twitter muốn cẩn trọng hơn vì AI là một thứ quan trọng có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến cuộc sống của con người.

Nhìn chung, điểm yếu lớn nhất hiện tại của Twitter vẫn là sự chậm chạp trong việc ra mắt các công nghệ mới, nhất là khi so sánh điều này với tốc độ phát triển liên tục của Facebook hiện nay.

Tham khảo BI