Host Việt Nam không phải nhà cung cấp tại Việt Nam

1) Hosting Việt Nam là như thế nào?

Datacenter của Viettel IDC Sóng Thần - Bình Dương
Datacenter của Viettel IDC Sóng Thần – Bình Dương

Host Việt Nam không phải hoàn toàn là nhà cung cấp đó tại Việt Nam, mà một yếu tố nữa đó là các máy chủ được đặt tại một (hoặc nhiều) datacenter tại Việt Nam.

Theo mình biết thì Việt Nam ta đang có khoảng 5 datacenter trên cả nước. Trong đó 1 datacenter tại Bình Dương và 4 datacenter tại Hà Nội, cụ thể:

  • IDC Viettel Datacenter (Bình Dương)
  • FPT Datacenter (Hà Nội)
  • GDS Hà Nội – Thăng Long
  • Hanel – CSF Datacenter (Hà Nội)
  • Telehouse International Vietnam (Hà Nội)

>>>>>>> Hướng dẫn mua tên miền giá rẻ tại iNET

Ưu điểm của Host Việt Nam

  • Tốc độ truy cập trong nước rất nhanh vì sử dụng chung một hạ tầng, băng thông nội bộ và khoảng cách địa lý từ người dùng đến datacenter thấp.
  • Dễ mua, dễ thanh toán.
  • Dễ yêu cầu hỗ trợ.
  • Không bất đồng ngôn ngữ.

Nhược điểm của Host Việt Nam

  • Lịch sử đã có nhiều scandal rất khó nói.
  • Bảo mật nhiều nơi rất có vấn đề, nhất là với dịch vụ Shared Host.
  • Tác phong phục vụ có thể gọi là hên xui, đa phần là xui.
  • Và còn nhiều nữa mà bạn cứ nên dùng đi rồi tự cảm nhận.

>>>>>> Thuê vps giá rẻ ở đâu tốt nhất?

2) Host Nước Ngoài là như thế nào?

Bên trong một Datacenter tại Dallas, Texas. Mỹ
Bên trong một Datacenter tại Dallas, Texas. Mỹ

Ngắn gọn là các nhà cung cấp host này có trụ sở và máy chủ không đặt tại Việt Nam. Hiện nay một số nơi đặt datacenter thông dụng nhất trên thế giới cho các dịch vụ hosting là:

  • Dallas, Texas, Mỹ.
  • Amsterdam, Hà Lan.
  • Michigan, Mỹ.
  • Singapore
  • London, Anh.
  • Stockholm, Thụy Điển.
  • Berlin, Đức.

Đó chỉ là nơi đặt server, còn trụ sở datacenter thì hiện nay rất nhiều nhà cung cấp đều có một datacenter riêng của họ chứ ít khi thuê của ai.

Ưu điểm của host nước ngoài

  • Tác phong phục vụ chuyên nghiệp.
  • Nhiều chương trình khuyến mãi.
  • 100% đều có hỗ trợ hoàn tiền trong 30 ngày nếu không hài lòng.
  • Tốc độ truyền tải đi toàn cầu rất tốt. Ở Việt Nam nếu ping sang host nước ngoài thì chỉ khoảng từ 250 đến 300ms. Nhưng ở nước ngoài ping về VN thì ít nhất là 450ms (mình dùng mạng 30MB).
  • Cấu hình phần mềm của host phổ biến, đáp ứng tốt nhu cầu của WordPress.

Nhược điểm của host nước ngoài

  • Bất đồng ngôn ngữ.
  • Khó khăn khi mua và thanh toán. Khi mua họ cần phải chứng thực qua CMND hoặc gọi điện. Và bạn chỉ có thể thanh toán qua Credit Card (Visa/Mastercard) hoặc PayPal.
  • Số lượng quá nhiều khó chọn.

Còn các nhà cung cấp host nước ngoài tiêu biểu thì mình đã liệt kê ở phần dưới theo từng chủng loại, bạn có thể mua ở các nhà cung cấp đó vì họ đều là các nhà cung cấp có uy tín.